Thuyền viện trúc lâm phương nam - TAXI CẦN THƠ

Thuyền viện trúc lâm phương nam

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, du khách đến đây vừa có thể tham quan, vãn cảnh thiền viện lớn nhất miền Tây, tìm được sự thanh thản, bình yên khi tâm hồn xao động, vừa có thể lễ chùa, cầu lộc, cầu an, cầu may…

1. Giới thiệu về Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ 

Địa chỉ Thiền viện Trúc Lâm nằm ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thuộc thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố khoảng 15km, là một ngôi chùa vô cùng nổi tiếng, mang nhiều nét văn hóa kiến trúc thời Lý – Trần.

Thiền viện trúc lâm Phương Nam Phong Điền Cần Thơ Việt Nam là nơi lưu giữ và thể hiện tín ngưỡng văn hóa, tôn giáo Phật giáo của bà con tại Cần Thơ. (Nguồn ảnh: sưu tầm)

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Phong Điền Cần Thơ Việt Nam là nơi lưu giữ và thể hiện tín ngưỡng văn hóa, tôn giáo Phật giáo của bà con tại Cần Thơ. (Nguồn ảnh: sưu tầm)

Thiền viện Trúc Lâm Cần Thơ là thiền viện lớn nhất miền Tây, một trong những công trình Phật giáo lớn nhất ở Tây Nam Bộ, được đề xuất xây dựng bởi nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Đại tướng Phạm Văn Trà. 

2. Thời gian xây dựng và hoạt động của Thiền viện Trúc Lâm

Thiền viện Phương Nam Cần Thơ xây dựng trên diện tích gần 4ha, khởi công xây dựng từ tháng 7/2013 và hoàn thành sau 10 tháng thi công vào tháng 5/2014. Lễ khánh thành Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tại Cần Thơ được tổ chức trọng thể vào ngày 17/5/2014, dưới sự chủ trì của Ban trị sự Phật giáo thành phố Cần Thơ.

Thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ đi vào hoạt động từ năm 2014. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ đi vào hoạt động từ năm 2014. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3. Tổng quan thiết kế thiền viện Phương Nam Cần Thơ

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam ở Cần Thơ gây ấn tượng với kiến trúc công trình gồm kết cấu mái lợp ngói, các khung cột đều sử dụng gỗ lim, tường gạch, nền và lối đi được lát bởi gạch tàu.

Thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ có kiến trúc ấn tượng. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ có kiến trúc ấn tượng. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Khuôn viên Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ được bài trí cân đối với 20 hạng mục công trình như: Nhà Tổ, hội trường rộng rãi, nhà thủy tạ, bảo tháp 9 tầng, tháp trống, tháp chuông, khu tăng xá và nhà khách, khu trai đường, thư viện… 

Đặc biệt gây ấn tượng có những hạng mục làm từ khoảng 1.000 khối gỗ lim được nhập từ Nam Phi, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni làm bằng đồng, tượng Bồ Tát và các vị Tổ sư bằng gỗ Du Sam có tuổi thọ 800 năm.

4. Nét kiến trúc độc đáo tại Thiền viện Trúc Lâm Cần Thơ

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ là tổ hợp công trình với nhiều nét kiến trúc độc đáo, gồm nhiều khu vực với những nét đặc trưng gây ấn tượng cho du khách.

4.1. Khu vực cổng tam quan và sân ngoài 

Khu vực ở Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ có nhiều nét kiến trúc độc đáo nhất phải kể đến cổng tam quan của thiền viện, là hạng mục được thiết kế theo kết cấu bê tông cốt thép giả gỗ, gồm ba lối đi, lối đi chính giữa và hai lối đi đối xứng hai bên. 

Cổng tam quan có phần mái thiết kế kiểu dáng chiếc thuyền cùng bốn đầu đao công vuốt vô cùng ấn tượng, được lợp ngói vi cá màu đỏ và trang trí hoa văn lưỡng long chầu bánh xe Pháp Luân ngay trên đỉnh. 

Ngay khi bước vào cổng tam quan, du khách có thể nhìn thấy tấm biển bằng gỗ khắc chữ nổi mạ vàng “Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam”. (Nguồn ảnh: sưu tầm)

Ngay khi bước vào cổng tam quan, du khách có thể nhìn thấy tấm biển bằng gỗ khắc chữ nổi mạ vàng “Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam”. (Nguồn ảnh: sưu tầm)

Đi thẳng qua cổng tam quan, du khách sẽ đến sân chính điện, ấn tượng với hai bên tả hữu gồm 18 pho tượng “Thập bát La hán” tạc bằng đá.

>>> Xem thêm: TOP 42 địa điểm du lịch Cần Thơ HẤP DẪN, THÚ VỊ nên tới

4.2. Khu nhà chánh điện 

Từ sân chính điện Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ đi thẳng vào là chánh điện, còn gọi là Đại Hùng Bửu Điện, được lợp ngói tám mái theo phong cách thời vua triều Trần, xây dựng trên diện tích rộng, có sức chứa tới hàng trăm người hành lễ cùng lúc. Hai bên là tháp chuông (bên tay phải) và tháp trống (bên tay trái).

Tháp Chuông ở bên tay phải khu nhà Chánh điện thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Tháp Chuông ở bên tay phải khu nhà chánh điện Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Khu nhà chánh điện được thiết kế theo kiểu năm gian hai chái và ba lối vào, là nơi uy nghi, tôn nghiêm nhất, nổi bật với kiến trúc 2 mái âm dương, ở giữa là kiến trúc bánh xe pháp luân. Các kèo, cột chèo, xà ngang chống đỡ trong khu nhà chánh điện đều được xây dựng bằng gỗ lim và các loại gỗ quý.

4.3. Khu nhà Tổ điện 

Để đến khu nhà Tổ điện Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ, du khách đi dọc con đường từ chánh điện ra sau, sẽ thấy phía sân trước có 3 tượng đang ngồi thiền bằng đá, có kích cỡ to như người thật, tượng trưng cho 3 vị Tổ sư của phái Trúc Lâm: Tổ sư Pháp Loa, Tổ sư Huyền Quang, Tổ sư Trần Nhân Tông.

3 bức tượng bằng đá là Tam tổ của thiền phái Trúc Lâm. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3 bức tượng bằng đá là Tam tổ của thiền phái Trúc Lâm. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Tổ điện lợp ngói bốn mái, cong cong hình mũi thuyền theo phong cách thời nhà Lý, tham quan bên trong chánh điện khu nhà Tổ điện, có thể thấy tượng thờ Tổ sư Đạt Ma dáng đứng và ba vị tam tổ thờ bên trong. Ngoài ra, du khách có thể bắt gặp ở đối diện tổ điện là vườn cây nhỏ có tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông ngồi thiền.

4.4. Khu nhà sinh hoạt chung

Khu vực sinh hoạt của các sư trong Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ ở ngay phía sau Tổ đường, gồm có các khu vực như thư viện, nhà bếp, phòng trưng bày, trai đường… Ấn tượng hơn cả là xung quanh có rất nhiều cây cối cho không gian yên bình, thoáng đãng, cảnh đẹp nên du khách có thể chụp hình ở đó.

Khu vực trai đường ở thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ, du khách có thể vào tham quan. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Khu vực trai đường ở Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ, du khách có thể vào tham quan. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Ở khu nhà sinh hoạt chung Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ có một khu vực cấm vào là khu nhà ở và khuôn viên sinh hoạt riêng của các sư, chỉ dành cho sư trong chùa và người có nhiệm vụ cần vào bên trong.

4.5. Khu nhà chữa bệnh miễn phí 

Khu nhà chữa bệnh miễn phí ở Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ chính là phòng chẩn trị y học cổ truyền, chuyên giúp chữa bệnh cho những bệnh nhân khó khăn bằng thuốc Nam.

Khu nhà chữa bệnh miễn phí này do Trung tướng Trần Đơn cúng hỷ cho chùa. (Nguồn ảnh: mekongcogi.com)

Khu nhà chữa bệnh miễn phí này do Trung tướng Trần Đơn cúng hỷ cho chùa. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Mỗi ngày đều có rất nhiều bệnh nhân đến thăm khám tại khu nhà chữa bệnh miễn phí ở Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ, phòng khám hoạt động vào các ngày thứ 3, 5, 7, trong khung thời gian sáng từ 7h đến 11h.

4.6. Khu vực cổng sau

Đi thẳng, rẽ trái, qua khu vực phòng trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ (dùng cho phương trượng nghỉ ngơi và sinh hoạt), nhìn thấy một tượng Phật Di Lặc lớn, du khách có thể đến khu vực cổng sau. Du lịch Cần Thơ đừng quên chọn cho mình một khách sạn dừng chân lý tưởng, thoải mái.

Đi tiếp ra ngoài, có thể đến khu vực thờ 33 ứng thân của Quan Âm Bồ Tát, gồm các bức tượng ứng thân kích thước bằng người thật đặt song song hai hàng, nhìn thấy tượng Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay trước cổng vào. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Đi tiếp ra ngoài, có thể đến khu vực thờ 33 ứng thân của Quan Âm Bồ Tát, gồm các bức tượng ứng thân kích thước bằng người thật đặt song song hai hàng, nhìn thấy tượng Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay trước cổng vào. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
0703 758 758
0703758758